Vốn chủ sở hữu là gì là thắc mắc của khá nhiều người lần đầu nghe đến cụm từ này? Nếu các bạn chưa biết thì vốn chủ sở hữu hay Owner’s Equity cồn được gọi là nguồn vốn do doanh nghiệp được góp vốn hoặc đang sở hữu, đồng thời sở hữu cùng các cổ đông, thành viên liên doanh và nhà đầu từ để tạo nên một nguồn lực đủ lớn cho doanh nghiệp hoạt động. Để có thể hiểu rõ hơn về thông tin chi tiết của vốn sở hữu, các bạn có thể tìm hiểu trong bài viết này.

Phân tích chi tiết vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu là gì mà được đánh giá rất quan trọng trong một doanh nghiệp đến thế. Vì vốn chủ sở hữu được dùng để đại diện cho giá trị tổng cộng của tài sản mà chủ sở hữu doanh nghiệp sở hữu hoặc chia sẻ cùng các cổ đông và thành viên liên doanh. Vốn chủ sở hữu được tính bằng cách trừ các khoản nợ phải trả từ tổng giá trị tài sản.

Vốn chủ sở hữu là gì
Vốn chủ sở hữu tiếng anh là Equity

Vốn chủ sở hữu đóng vai trò là một nguồn cung cấp vốn ổn định và liên tục cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giúp tạo nên các nguồn lực cần thiết để khởi động và duy trì các hoạt động kinh doanh. Các thành viên góp vốn vào doanh nghiệp sẽ được nhận quyền lợi như quyền tham gia vào quyết định hoạt động kinh doanh, chia sẻ lợi nhuận và chịu trách nhiệm trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc thua lỗ.

Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động kinh doanh, nguồn vốn chủ sở hữu này được ưu tiên để thanh toán các khoản nợ. Phần còn lại sẽ được phân chia cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn ban đầu của họ.

Những thành phần của vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu được chia thành bởi 4 thành phần chính giúp hình thành được bao gồm: Vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp, lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh, sự chênh lệch của tài sản và tỷ giá, nằm ở trong các nguồn khác. Để hiểu rõ hơn các bạn hãy cùng tìm hiểu thông tin tiếp theo dưới dây.

Vốn chủ sở hữu là gì

Vốn đầu tư từ chủ sở hữu đơn vị doanh nghiệp

Vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp chính là số tiền hay giá trị tài sản thuộc chủ sở hữu hay cổ đông doanh nghiệp đóng góp vào công ty để sở hữu hoặc đồng sở hữu từ doanh nghiệp đó. Được xem như một trong những thành phần quan trọng trong việc hình thành vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Vốn đầu tư của chủ sở hữu có hai loại chính:

Vốn cổ phần: Vốn cổ phần thể hiện quyền sở hữu của cổ đông trong công ty và ảnh hưởng đến quyết định và lợi ích của cổ đông trong quá trình hoạt động của công ty.

Thặng dư vốn cổ phần: Thặng dư vốn cổ phần thể hiện sự gia tăng giá trị của công ty sau khi phát hành cổ phiếu và có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau của công ty, chẳng hạn như mở rộng kinh doanh hoặc đầu tư vào các dự án mới.

Gồm lợi nhuận khi kinh doanh

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, có thể xảy ra các biến động về lợi nhuận. Khi lợi nhuận vượt quá các chi phí và các khoản trích lập dự phòng, doanh nghiệp có thể có lợi nhuận ròng. Lợi nhuận này có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau như: Trả cổ tức cho cổ đông, tái đầu tư vào công ty hoặc để tăng cường tài chính của công ty.

Sự chênh lệch của tài sản và tỷ giá

Sự chênh lệch giữa tài sản và tỷ giá là một thành phần quan trọng trong vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp và sẽ bao gồm 2 loại chính như sau:

  • Chênh lệch đánh giá lại tài sản: Khi một doanh nghiệp sở hữu các tài sản cố định như máy móc, thiết bị, bất động sản đầu tư, hay hàng tồn kho, giá trị của chúng có thể thay đổi theo thời gian. Nên sẽ được dùng để đánh giá tài sản của doanh nghiệp đang hiện có.
  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Là sự chênh lệch phát sinh trong quá trình giao dịch mua bán hoặc trao đổi thực tế bằng ngoại tệ. Khi một doanh nghiệp thực hiện các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá hối đoái có thể thay đổi theo thời gian và gây ra sự chênh lệch về giá trị.

Các nguồn khác

Ngoài các thành phần chính, vốn chủ sở hữu là gì cũng được hình thành từ các nguồn khác như: Cổ phiếu quỹ, các nguồn vốn dùng cho việc xây dựng, nguồn kinh phí về sự nghiệp và nhiều nguồn khác.

Yếu tố tác động giúp làm tăng và giảm vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu không hề cố định và có thể thay đổi theo các hoạt động kinh doanh cũng như thời gian lâu dài của doanh nghiệp. Nên sẽ có các yếu tố làm tăng và giảm vốn chủ sở hữu như:

Các yếu tố làm tăng vốn chủ sở hữu

  • Huy động thêm vốn đầu tư từ chủ sở hữu và các cổ đông hiện có của công ty.
  • Dùng một phần lợi nhuận thu được sau khi trừ các chi phí và thuế để bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu.
  • Huy động vốn từ các tổ chức tài trợ, quỹ đầu tư thông qua các chương trình hỗ trợ tài chính.
  • Phát hành cổ phiếu mới ra thị trường để thu hút nhà đầu tư mới.
  • Sử dụng các nguồn vốn được phép khác theo quy định của pháp luật.

Các yếu tố làm giảm vốn chủ sở hữu

  • Các cổ đông có thể rút vốn đã đầu tư ra khỏi công ty, làm giảm nguồn vốn.
  • Hoạt động kinh doanh thua lỗ sẽ khiến lợi nhuận giảm đi và ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu.
  • Doanh nghiệp mua lại một phần cổ phiếu đang lưu hành sẽ làm giảm số cổ phiếu.
  • Phân chia cổ tức cho cổ đông đồng nghĩa với việc giảm một phần vốn.
  • Quá trình trả nợ gốc, lãi vay ngân hàng cũng sẽ chiếm dụng nguồn vốn.

Vốn chủ sở hữu là gì? Nhìn chung có thể hiểu đây là là nguồn vốn do cá nhân hoặc tổ chức sở hữu. Một phần sở hữu của chủ sở hữu công ty trong tài sản ròng của doanh nghiệp, đảm bảo vững chắc cho hoạt động kinh doanh trong tương lai, quyết định sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Nên các bạn hãy tìm hiểu kỹ các thông tin cung cấp trên để nắm rõ nhé.

Biên tập: Nganhangmobile.com

Bài trướcHướng dẫn cách thanh lý hợp đồng trả góp HD Saison trước hạn
Bài tiếp theoTìm hiểu ký quỹ là gì và các thuật ngữ ký quỹ thường gặp nhất
Xin chào, mình là Tuấn đã có hơn 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài Chính Ngân Hàng. Nếu bạn có thắc mắc chưa được giải đáp hãy liên hệ mình nhé.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây