Bạn đang gửi tiết kiệm tại ngân hàng, nhưng không may đã làm mất sổ tiết kiệm rồi. Vậy mất sổ tiết kiệm có làm lại được không? Vấn đề này khiến cho các bạn rất lo lắng và chưa biết các xử lý ra sao.
Gửi tiết kiệm ngân hàng một hình thức ký quỹ đảm bảo cho tài sản sinh thêm lợi nhuận an toàn nhất. Khách hàng sẽ được cung cấp một sổ tiết kiệm. Sổ này để chứng minh tài sản được gửi tại ngân hàng. Vì vậy, nếu như làm mất sổ tiết kiệm thì sẽ không thể rút tiền được.
Nếu làm mất sổ tiết kiệm thì phải làm thế nào? Mất sổ tiết kiệm rồi có mất tiền không? Mất sổ tiết kiệm có làm lại được không? Thủ tục làm lại sổ như thế nào đây? Nếu bạn đang gặp những vấn đề này thì hãy yên tâm. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giải đáp và hướng dẫn bạn chi tiết cách thực hiện. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nội Dung
Mất sổ tiết kiệm có làm lại được không?
Câu trả lời là CÓ. Khi mất sổ tiết kiệm bạn hoàn toàn có thể làm lại được sổ mới.
Vì thế nếu bạn lỡ đánh mất sổ tiết kiệm thì đừng lo lắng. Vì bạn chắc chắn có thể làm lại được sổ. Sổ sẽ được làm lại với điều kiện bạn có đầy đủ thông tin trùng khớp với thông tin mà ngân hàng đã dùng để mở sổ cho bạn. Số seri của sổ vẫn sẽ như số cũ và bạn vẫn đứng tên chủ sổ của mình.
Đầu tiên sau khi mất sổ bạn cần đến cơ sở ngân hàng gần nhất mà bạn đã mở sổ để thông báo và yêu cầu ngân hàng khóa sổ tạm thời để giữ an toàn. Nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn cần thiết vì mỗi ngân hàng sẽ có một quy định, cách xử lý khác nhau.
- Câu hỏi: Mất sổ tiết kiệm có làm lại được không?
- Trả lời: Có
Mất sổ tiết kiệm có mất tiền trong sổ không?
Tất nhiên là không rồi, khi bạn làm mất sổ tiết kiệm thì hãy yên tâm về số tiền hiện có trong sổ. Vì ngay cả khi có người nhặt được thì sổ cũng như một tờ giấy không có giá trị mà thôi. Nguyên nhân bởi vì ngân hàng chỉ cho phép rút tiền khi đích thân chủ sổ mang theo giấy tờ tùy thân tới làm thủ tục tất toán.
Người khác nhặt được sổ mà mang tới ngân hàng để rút tiền mà không có giấy ủy quyền thì cũng coi như bằng không. Vì vậy, bạn không phải lo lắng về vấn đề an toàn của sổ khi đánh rơi. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thông báo cho ngân hàng để đóng băng sổ nếu như đánh rơi sổ tiết kiệm nhé.
Hướng dẫn làm lại sổ tiết kiệm khi bị mất
Sau khi đã chắc chắn có thể làm lại sổ nếu không may đánh mất. Thì tiếp theo mọi người sẽ thắc mắc cách làm lại như thế nào, có khó không. Chúng tôi có thể trả lời luôn là thủ tục làm lại sổ khá đơn giản. Bạn chỉ cần bỏ một chút thời gian là có thể lấy lại sổ tiết kiệm.
Bước 1: Bạn cần đến đơn vị ngân hàng gần nhất mà bạn đã mở sổ tiết kiệm để thông báo mất sổ cũng như tiến hành làm lại sổ. Khi đi, bạn nhớ mang các giấy tờ liên quan để chứng minh như CMND.
Bước 2: Nhân viên ngân hàng sẽ yêu cầu bạn điền vào một tờ đơn các thông tin báo mất sổ. Bạn nên điền một cách trung thực và chính xác nhất có thể. Lưu ý chữ ký của bạn trên giấy báo mất sổ tiết kiệm phải đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại điểm giao dịch tiết kiệm nơi gửi tiền.
Bước 3: Sau khi điền xong, bạn đưa lại cho nhân viên ngân hàng. Tại đây nhân viên sẽ yêu cầu bạn cung cấp những giấy tờ để đối chiếu như cmnd/cccd/hộ chiếu hoặc các giấy tờ tương đương.
Bước 4: Bạn ngồi đợi, lúc này nhân viên sẽ tiến hành làm lại một số thủ tục cho bạn. Trong trường hợp nếu thấy sổ tiết kiệm báo mất chưa tất toán hoặc phong tỏa. Ngân hàng sẽ làm thủ tục cho để bạn rút tiền hoặc cấp lại sổ tiết kiệm cho khách hàng để khách hàng rút tiền.
Bước 5: Sau một khoảng thời gian báo mất sổ (thường là 30 ngày) nếu không có tranh chấp, khiếu kiện gì. Bạn sẽ được ngân hàng cấp một sổ tiết kiệm mới thay thế cho seri trên sổ đã mất. Và có bạn quyền rút tiền trên sổ tiết kiệm đã báo mất.
Lưu ý:
Đối với sổ tiết kiệm đồng sở hữu thì cả 2 chủ sở hữu của sổ phải ra làm thủ tục rút tiền. Hoặc 1 trong 2 người thực hiện giao dịch này. Với sự uỷ quyền của người còn lại, trừ khi các bên đã có thoả thuận, giao kèo cụ thể trong bản cam kết về đồng chủ sở hữu ban đầu khi mở thẻ.
Kết luận:
Như vậy với bài viết trên chúng tôi đã giải đáp mất sổ tiết kiệm có làm lại được không. Sổ tiết kiệm có thể làm lại nếu mất và thủ tục làm lại cũng vô cùng đơn giản. Hy vọng bài viết của Ngân Hàng Mobile đã giúp bạn giải quyết vấn đề.