Đối với một số chủ thẻ khi dùng thẻ tín dụng đã không kiểm soát được chi tiêu dẫn tới việc mất khả năng chi trả. Nhưng khi không trả tiền nợ thẻ tín dụng sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả sau này. Và có một câu hỏi chung mà rất nhiều người quan tâm. Đó chính là không trả nợ thẻ tín dụng có đi tù không? Liệu có bị khởi kiện và truy tố trách nhiệm vì tội lừa đảo chiếm đọa tài sản. Để có lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi này. Dưới đây mình sẽ chia sẻ thông tin về các hành vi trốn trả nợ thẻ tín dụng sẽ bị phạt thế nào.
Nội Dung
Tìm hiểu dư nợ thẻ tín dụng là gì?
Dư nợ tín dụng bao gồm khoản tiền gốc, lãi, phí đã phát sinh từ thẻ tín dụng do khách hàng đã chi tiêu. Số tiền này được ngân hàng thông báo trong bản sao kê rất chi tiết và rõ ràng. Đây là khoản tiền mà khách hàng đã vay và chi tiêu, ngoài ra còn các khoản phí, lãi suất phát sinh trong kỳ sao kê.
Thẻ tín dụng vốn là một công cụ cho vay hoạt động theo hình thức cho vay tín chấp. Khách hàng được vay chi tiêu trước và hoàn trả vào ngày thanh toán hàng tháng. Lúc này dư nợ thẻ tín dụng chính là số tiền mà chủ thẻ đã vay để chi tiêu và hiện đang nợ ngân hàng.
Không trả nợ thẻ tín dụng có bị đi tù không?
Không trả nợ thẻ tín dụng có đi tù không? Tất nhiên là khi không thanh toán các khoản vay tín dụng nói riêng và khoản vay ngân hàng nói chung. Nếu khách hàng không hoàn trả đầy đủ tiền đã vay (bao gồm các lãi, phí nếu có). Lúc này đơn vị phát hành thẻ sẽ sử dụng các biện pháp đòi nợ. Nếu nhận thấy chủ thẻ cố tình không thanh toán dư nợ thẻ tín dụng thì sẽ lập hồ sơ và chuyển sang toàn án để khởi kiện.
Tất cả các ngân hàng và đơn vị cung cấp thẻ tín dụng đều hoạt động theo đúng quy định và được pháp luật bảo vệ. Nếu khách hàng có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì sẽ bị khởi kiện với tội danh “Lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản“. Mức án phạt có thể bị đi tù theo quy định tại Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017.
Không trả tiền thẻ tín dụng thì sẽ bị làm sao?
Không trả nợ thẻ tín dụng bị khởi kiện ngoài ra sẽ còn phải đối diện với những hình phạt sau đây.
Khóa thẻ tín dụng đã phát hành
Không thanh toán dư nợ thẻ tín dụng thì có nghĩa là bạn đã không còn đạt đủ điều kiện dùng thẻ nữa. Để đảm bảo không phát sinh thêm các giao dịch dẫn tới nợ nhiều hơn. Ngân hàng sẽ khóa thẻ hoặc đóng thẻ tín dụng vĩnh viễn. Lúc này bạn sẽ không thể dùng thẻ tín dụng để giao dịch như trước đây được nữa.
Ngân hàng gọi điện đòi nợ tín dụng mỗi ngày
Để đảm bảo quyền lợi của đơn vị phát hành thẻ. Sẽ có bộ phận đòi nợ, nhắc nhở khách hàng thanh toán toàn bộ số tiền nợ gốc và các khoản phí đi kèm. Phương thức đòi nợ này khá khắc nghiệt.
Hàng ngày sẽ có nhiều số điện thoại khác nhau liên hệ với bạn vào bất kỳ khung giờ nào. Nhân viên sẽ dùng lời lẽ mềm mỏng cho tới đe dọa,… để yêu cầu chủ thẻ hoàn lại tiền.
Không chỉ riêng chủ thẻ bị gọi nhắc nhở về việc thanh toán dư nợ. Mà tất cả số điện thoại của người thân cũng sẽ bị gọi. Ngoài ra còn áp dụng hình thức đòi nợ thông qua các mạng xã hội mà chủ thẻ tín dụng đang sử dụng. Từ đó gây ra áp lực và buộc khách hàng phải thanh toán.
Bị nợ xấu gây ảnh hưởng tới lịch sử tín dụng
Khi có một khoản vay tại ngân hàng hoặc công ty tài chính mà không trả. Lúc này, hồ sơ vay vốn của bạn sẽ được gửi trên CIC trung tâm lưu trữ thông tin tín dụng quốc gia. Tại đây chuyên thu thập các thông tin, hồ sơ vay vốn của tất cả khách hàng trên toàn quốc.
Một khi đã bị lưu thông tin ở trên đây thì sẽ rất khó để xóa đi. Và khi bị rơi vào nợ xấu sẽ không thể vay vốn ở bất cứ đâu trong tương lai. Ngay cả người thân cũng bị ảnh hưởng và không thể vay được nữa.
Tịch thu tài sản thế chấp
Nếu bạn mở thẻ tín dụng mà có thế chấp tài sản. Khi các khoản dư nợ không được thanh toán đúng hạn. Ngân hàng sẽ tiến hành tịch thu tài sản đảm thế chấp để bù vào khoản nợ còn thiếu theo đúng quy định. Khi đã bị tịch thu tài sản thì quyền sở hữu tài sản không còn là của bạn nữa. Ngân hàng có toàn quyền quyết định, điều này có ghi rõ trong hợp đồng mở thẻ.
Nợ xấu thẻ tín dụng có bị truy tố không
Như đãy giới thiệu ở trên, không trả nợ thẻ tín dụng nguy cơ bị khởi kiện là rất cao. Sau một thời gian ngân hàng yêu cầu thanh toán dư nợ còn thiếu. Nhưng khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ và có hành vi trốn tránh. Hồ sơ khởi kiện sẽ được tạo và chuyển sang toàn án để xử lý.
Mở thẻ tín dụng nhưng không dùng có bị nợ không
Khi mở thẻ tín dụng xong, nhưng bạn lại không có nhu cầu sử dụng. Điều băn khoăn là không dùng thẻ thì có bị tính phí và bị phạt hay không? Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này. Khi thẻ tín dụng không phát sinh bất cứ giao dịch nào. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không vay tiền từ thẻ nên sẽ không bị tính là nợ.
Không còn khả năng thanh toán nợ thẻ tín dụng thì phải làm sao
Rất nhiều người dùng thẻ tín dụng nhưng không có khả năng thanh toán chứ không phải trốn tránh không trả. Nhưng nếu khách hàng không biết cách xử lý hợp lý thì sẽ dẫn tới những hậu quả vừa kể ở phía trên. Vậy nên khi dùng thẻ tín dụng nhưng mất khả năng chi trả thì nên thực hiện ngay các bước sau đây.
1. Tới chi nhánh ngân hàng đã phát hành thẻ tín dụng để thông báo cho ngân hàng.
2. Xin gia hạn thời gian thanh toán dư nợ để không bị rơi vào các nhóm nợ xấu và khởi kiện.
Tóm lại
Nganhangmobile.com đã giúp bạn tìm hiểu không trả nợ thẻ tín dụng có đi tù không? Đáp án là có bị khởi kiện và đi tù theo quy định của nhà nước. Vì vậy, tuyệt đối không được trốn tránh và không trả tiền nợ thẻ tín dụng với bất kỳ lý do nào.