Hiện nay các sản phẩm vay vốn trực tuyến đang khá phổ biến. Người gặp khó khăn về tài chính có thể dễ dàng vay tiền chỉ trong vài phút. Nhưng cũng có các hình thức lừa đảo cho vay tiền online khiến cho nhiều người lao đao. Khách hàng sẽ bị lừa đảo trắng trợn khiến cho tình hình tài chính đã khó khăn nay lại càng gặp nhiều vấn đề hơn.
Để phòng tránh gặp phải những hình thức lừa đảo cho vay tiền. Ở bên dưới đây, nganhangmobile.com sẽ trang bị cho các bạn kiến thức phòng tránh và cách nhận biết về những gói vay lừa đảo này.
Nội Dung
Các hình thức lừa đảo cho vay tiền hiện nay
Các hình thức lừa đảo cho vay tiền hiện nay rất nhiều với những thủ đoạn tinh vi như thật. Nếu khách hàng mà không có kiến thức thì chắc chắn sẽ rơi vào bẫy nợ của những kẻ xấu này. Ở bên dưới đây là những hành vi lừa đảo thường được sử dụng nhiều nhất.
Lừa đảo vay tiền bằng CMND
Lừa đảo vay tiền bằng chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân là những gói vay nặng lãi. Những đối tượng cho vay sẽ chủ động liên lạc với khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau. Sau đó sẽ giới thiệu về sản phẩm cho vay với lãi suất thấp, điều kiện đơn giản, giải ngân nhanh.
Người vay chỉ cần cung cấp hình ảnh CMND/CCCD và hình ảnh chụp là sẽ nhận được tiền. Thế nhưng, sau khi khách hàng đăng ký lại không hề nhận được tiền như cam kết ban đầu. Thay vào đó, bạn sẽ được yêu cầu đóng một khoản tiền nhất định để sửa thông tin hoặc để giải ngân. Tại điểm này chúng ta đã thấy một điểm rất vô lý là khi chúng ta đang đi vay tiền đang gặp khó khăn về tài chính mà lại phải đóng tiền cho họ. Tuy nhiên, đối với những người đang gặp khó khăn đồng thời tâm lý lo lắng vì những đối tượng sẽ tiếp tục đòi nợ. Thế nên nhiều người vẫn cố vay thêm tiền để đóng cho họ. Nhưng sau khi đóng lại tiếp tục yêu cầu đóng thêm. Chỉ tới lúc này, người vay mới nhận ra mình đã bị lừa đảo.
Lừa đảo vay tiền qua Zalo
Trên Zalo có nhiều hội nhóm cho vay tiền khác nhau. Mỗi hội nhóm sẽ có những gói vay tiền nhanh không cần giấy tờ phức tạp. Thế nhưng, bạn có biết rằng những nhóm cho vay trên Zalo này đều là những nhóm cho vay nặng lãi. Một khi đã rơi vào thì bạn sẽ phải thanh toán khoản tiền rất lớn.
Những nhóm Zalo này có thể mạo danh là nhân viên hoặc công ty tài chính, ngân hàng nào đó. Sau đó họ sẽ cung cấp các khoản vay cho bạn. Tuy nhiên, mức lãi suất sẽ cao hơn rất nhiều so với thông thường. Ngoài việc phải đóng phí ra thì rất có thể bạn sẽ không nhận được khoản vay nhưng vẫn bị tính lãi.
Lừa đảo vay tiền online qua điện thoại
Chiêu trò nhắn tin, gọi điện mời chào tham gia khoản vay với hạn mức lên đến vài chục triệu mà không phải trả lãi được sử dụng khá nhiều. Đối với những ai có kinh nghiệm thì sẽ ngay lập tức nhận ra. Nhưng với người đang gặp khó khăn thì đây giống như một vị cứu tinh giúp bạn vượt qua khó khăn.
Thế nhưng trong thực tế, bạn không hề biết rằng bạn đang rơi vào cạm bẫy vay nặng lãi của một số kẻ xấu. Những gói vay này thực chất không hề có thật hoặc cũng cho vay nặng lãi cực cao. Người vay sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong suốt quá trình vay vốn.
Lừa đảo vay tiền đóng phí bảo hiểm
Một chiêu trò khá mới mẻ hiện nay là lừa đảo cho vay rồi sau đó yêu cầu đóng phí bảo hiểm. Những đối tượng này sẽ giả danh là nhân viên thẩm định của một công ty nào đó. Sau đó, sẽ thực hiện các thủ tục cho vay. Tới bức giải ngân sẽ yêu cầu người vay đóng phí bảo hiểm khoản vay. Mức phí này sẽ từ vài trăm đến vài triệu đồng. Nhưng sau khi đóng phí thì sẽ không nhận được tiền như cam kết nữa. Mọi thông tin liên lạc sẽ bị chặn và bạn không thể liên lạc với họ được nữa.
Khi bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao?
Nếu chẳng may bị lừa đảo cho vay tiền online thì bạn nên xác định lấy lại số tiền đã mất rất khó. Thế nhưng đối với những khoản vay cho vay nặng lãi, thu lợi bất chính. Thay vì tiếp tục trả lãi bạn hãy thu thập bằng chứng và trình báo đến cơ quan công an.
Bước 1: Thu thập thông tin
Hãy thu thập đầy đủ các thông tin, bằng chứng về việc bị lừa đảo, đe dọa, bắt đóng lãi cao. Bằng chứng này có thể bằng hình ảnh, giấy tờ, đoạn ghi âm,…
Bước 2: Trình báo lên cơ quan có thẩm quyền
Bạn có thể liên hệ tới cơ quan công an cục phòng chống tội phạm công nghệ cao C50 để tố giác. Hoặc các cơ quan có thẩm quyền, mọi bằng chứng hãy gửi về các đơn vị này.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan công an tiếp nhận hồ sơ và sẽ thu thập chứng cử. Nếu đủ chứng cứ sẽ tiến hành điều tra và khởi tố theo đúng quy định.
Lời kết
Những hình thức lừa đảo cho vay tiền diễn ra khá phổ biến, nếu bạn không có kiến thức thì sẽ dễ bị lừa. Chính vì thế, trước khi vay tiền ở bất cứ đâu bạn nên tra cứu thông tin của đơn vị đó xem có uy tín không. Tuyệt đối không nên vay tại những app vay tiền hoặc tín dụng đen không rõ nguồn gốc.