Nợ quá hạn ngân hàng khiến cho nhiều người gặp phải rắc rối không thể tháo gỡ. Rất nhiều người mắc phải nợ quá hạn đang muốn tìm hiểu cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng như thế nào. Ở bên dưới đây Nganhangmobile.com sẽ giúp bạn tìm hiểu về việc xử lý nợ quá hạn hiện nay.

Nợ quá hạn ngân hàng là gì?

Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

Nợ quá hạn phát sinh khi khách hàng có một khoản vay đã tới thời hạn thanh toán nhưng lại chưa thể hoàn trả đúng thời hạn cam kết. Nợ quá hạn sẽ khiến cho người mắc phải gặp rắc rối lớn về phí phạt cũng như nhiều vấn đề khác liên quan.

Cụ thể nợ quá hạn sẽ khiến cho người mắc phải bị nợ xấu, giảm điểm tín dụng đồng thời bị xử phạt phí quá hạn theo quy định. Việc nợ quá hạn này sẽ khiến khách hàng khó có thể vay vốn trong tương lai nếu như không được xử lý kịp thời.

Những hình thức nợ quá hạn

Phân loại các hình thức nợ quá hạn thì chúng ta sẽ có thể xác định được 2 hình thức nợ quá hạn sau đây.

  • Nợ quá hạn tín chấp: Là khoản vay mà khách hàng vay vốn không có tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào uy tín cá nhân. Và đối với khoản nợ quá hạn tín chấp này thì tỷ lệ thu hồ vốn của ngân hàng là rất thấp.
  • Nợ quá hạn thế chấp: Khi vay người vay sẽ sử dụng tài sản thế chấp để vay vốn. Khi khách hàng quá hạn và không thanh toán, ngân hàng có thể đấu giá hoặc tịch thu tài sản thế chấp để bù cho khoản vay còn thiếu.

Các nhóm nợ quá hạn sẽ được phân chia thành 5 nhóm nợ khác nhau bao gồm:

  • Nợ nhóm 1: Quá hạn dưới 10 ngày
  • Nợ nhóm 2: Quá hạn từ 10 đến 30 ngày
  • Nợ nhóm 3: Quá hạn từ 30 đến 90 ngày.
  • Nợ nhóm 4: Quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
  • Nợ nhóm 5: Quá hạn từ 180 ngày trở lên.

Khi bị nợ quá hạn ngân hàng có sao không?

Khi bị nợ quá hạn hay còn được gọi là trả chậm thì khách hàng sẽ rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn. Những vấn đề này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế cũng như điểm tín dụng của bạn.

  • Khách hàng sẽ bị ngân hàng đòi nợ thường xuyên thông qua các cuộc gọi, tin nhắn và những hình thức đòi nợ khác.
  • Phải chịu phí phạt quá hạn theo quy định trên số tiền nợ gốc và lãi quá thời hạn.
  • Bị đưa vào danh sách nợ xấu và hạn chế khả năng vay vốn trong tương lai.
  • Bị tịch thu tài sản thế chấp nếu như không thanh toán đúng thời hạn.

Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng tại Việt Nam đều theo quy trình mà ngân hàng nhà nước đã đưa ra. Ngân hàng sẽ thu hồi và xử lý nợ theo các bước sau đây.

Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

Bước 1: Gọi điện nhắc nhở khách hàng

Khi tới thời hạn thanh toán nhưng khách hàng chưa thanh toán khoản vay đúng thời hạn. Ngân hàng sẽ gọi điện cho khách hàng để nhắc nhở việc thanh toán đúng thời hạn.

Bước 2: Gửi thư và cử nhân viên xuống nhà

Sau khi đã gọi điện nhắc nhở nhưng khách hàng chưa thanh toán. Ngân hàng sẽ đánh giấy về nhà để thông báo cho khách hàng. Thậm trí ngân hàng còn cử nhân viên xuống tận nhà để làm việc với khách hàng.

Bước 3: Đưa vào danh sách nợ xấu

Nếu thời gian quá hạn của khoản vay tương ứng với các mốc nợ xấu. Ngân hàng sẽ gửi hồ sơ của khách hàng lên CIC để lưu trữ nợ xấu.

Bước 4: Thu hồi tài sản thế chấp

Đối với các khoản vay thế chấp, nếu khách hàng không thanh toán đúng thời hạn. Ngân hàng sẽ có quyền tịch thu, đấu giá tài sản thế chấp của bạn. Việc này được ghi rõ trong hợp đồng vay vốn.

Bước 5: Khởi kiện

Trong vòng 36 tháng, nếu khách hàng vẫn chưa hoàn trả tiền nợ gốc, lãi đúng hạn. Vậy thì ngân hàng hoàn toàn có thể khởi kiện khách hàng với tội danh lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản.

Lời kết

Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng đã được giới thiệu ở trên bài viết này. Đối với các khoản vay tại ngân hàng nếu khi quá hạn thì sẽ được thu hồi 100%. Ngân hàng sẽ dùng các biện pháp để khách hàng thanh toán đúng thời hạn.

Bài trướcCông ty Tamo lừa đảo bị điều tra có phải sự thật không?
Bài tiếp theoCách chơi bắn cá trên 68gamebai dễ trúng thưởng
Xin chào, mình là Tuấn đã có hơn 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài Chính Ngân Hàng. Nếu bạn có thắc mắc chưa được giải đáp hãy liên hệ mình nhé.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây